Nguyên lý hoạt động Điện_trở_(thiết_bị)

Định luật Ohm

Chi tiết về định luật Ohm, xem bài Định luật Ohm.

Đặc tính của một điện trở lý tưởng được biểu diễn bởi định luật Ohm như sau:

U = I R {\displaystyle U=IR}

Định luật Ohm nói rằng: điện áp (U) đi qua điện trở tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện (I) và tỉ lệ này là một hằng số điện trở (R).

Ví dụ: Nếu một điện trở 300 Ω (Ohm) được nối vào điện áp một chiều 12V, thì cường độ dòng điện đi qua điện trở là 12 / 300 = 0.04 Amperes.

Điện trở thực tế cũng có một số điện cảm và điện dung có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa điện áp và dòng điện trong mạch xoay chiều hiện nay.

Đơn vị

Ohm (ký hiệu: Ω) là đơn vị trong hệ SI của điện trở, được đặt theo tên Georg Simon Ohm. Một ohm tương đương với vôn/ampere. Các điện trở có nhiều giá trị khác nhau gồm milliohm (1 mΩ = 10−3 Ω), kilohm (1 kΩ = 103 Ω), và megohm (1 MΩ = 106 Ω).

Điện trở mắc nối tiếp và song song

Điện trở mắc song song 1 R t b = 1 R 1 + 1 R 2 + ⋯ + 1 R n {\displaystyle {\frac {1}{R_{\mathrm {tb} }}}={\frac {1}{R_{1}}}+{\frac {1}{R_{2}}}+\cdots +{\frac {1}{R_{n}}}} <=> R t b = R 1 ‖ R 2 = R 1 R 2 R 1 + R 2 {\displaystyle R_{\mathrm {tb} }=R_{1}\|R_{2}={R_{1}R_{2} \over R_{1}+R_{2}}} Điện trở mắc nối tiếp R t b = R 1 + R 2 + ⋯ + R n {\displaystyle R_{\mathrm {tb} }=R_{1}+R_{2}+\cdots +R_{n}} Điện trở mắc hỗn hợp R t b = ( R 1 ‖ R 2 ) + R 3 = R 1 R 2 R 1 + R 2 + R 3 {\displaystyle R_{\mathrm {tb} }=\left(R_{1}\|R_{2}\right)+R_{3}={R_{1}R_{2} \over R_{1}+R_{2}}+R_{3}}